Hướng dẫn tập thể dục cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh tập thể dục. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này với chúng tôi thông qua bài viết dưới đây.
Contents
1. Lợi ích của các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh
– Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dành khoảng 15 phút tập thể dục cho trẻ sơ sinh sẽ tốt hơn việc sử dụng xe đẩy, sử dụng ghế,… Bởi vì rất có thể nó sẽ gây cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh phát triển toàn diện nhờ tập thể dục
– Những bài tập đầu tiên này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh sau này. Những năm đầu đời, sự hoạt động của cơ thể sẽ giúp não bộ hình thành liên kết giữa các cơ. Sức khỏe là yếu tố sẽ quyết định đến khả năng tập thể dục cho trẻ sơ sinh, giúp bé hình thành thói quen tập thể dục.
– Việc tập thể dục cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo phì và sẽ giúp trẻ trở lên năng động hơn khi lớn lên.
2. Hệ thống các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh
Bài tập chân
Bài tập chân số 1:
Cho bé nằm ngửa, nắm chân bé ở phần đầu gối, nhẹ nhàng di chuyển lên xuống hướng về bụng bé. Lần lượt đưa từng chân lên, chân còn lại sẽ duỗi thẳng giống với tư thế đạp xe. Bài tập này giúp giảm chứng táo bón và vận động chân cho bé
Tập thể dục cho trẻ sơ sinh- Bài tập chân số 1
Bài tập chân số 2:
Vẫn trong tư thế nằm ngửa, mẹ hãy giữ 2 chân bé chuyển động theo hình tròn bắt đầu từ bụng sang hai bên và kéo xuống dưới. Bài tập này sẽ giúp phát triển cơ đùi trong và gia tăng sự đàn hồi cho chân bé.
Bài tập kéo co
Bài tập này dành cho bé khoảng 3 đến 4 tháng, khi bé đã cứng cổ hơn. Động tác này giúp cổ, lưng, vai của bé cứng cáp hơn và tăng cường khả năng cầm nóng của bé.
Cách thực hiện: Đặt bé nằm ngửa trên giường, đưa ngón trỏ vào lòng bàn tay bé, nắm chặt rồi nhẹ nhàng và từ từ kéo bé theo hướng ngồi dậy, sau đó từ từ đưa bé trở về trạng thái ban đầu. Mẹ phải thật cẩn thận và cần chú ý lúc đầu bé tiếp xúc với sàn sao cho bé không bị đau
Bài tập kéo co
Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh- Bài tập tay
Bài tập này sẽ giúp tăng khả năng vận động và sự phát triển 2 não bán cầu cho bé. Mẹ nên bắt đầu với các động tác vuốt ve, massage lòng bàn tay của bế và tạo sự thích thú cho bé cầm nắm bàn tay của mình
Đặt bé nằm ngửa trên giường, mẹ từ từ di chuyển cánh tay của bé chuyển động lên xuống dọc theo cơ thể bé nhằm tăng khả năng dẻo dai của vai
Dang tay bé sang hai bên và bắt tay chéo trước ngực, động tác này nhằm mở rộng vai, phát triển các nhóm cơ ngực.
Bài tập tay
Di chuyển tay bé lên xuống sao cho 1 tay lên thì tay còn lại xuống. Khi quen dần, mẹ có thể nắm tay bé di chuyển qua vai thành hình tròn.
Thực hiện đổi chiều, động tác này làm gia tăng sự di chuyển của vai.
Mẹ có thể đưa đồ chơi chạm vào bàn tay của bé, từ đó bé sẽ cảm nhận được các loại vật thể khác nhau. Lúc cho bé bú, mẹ có thể cầm tay bé đặt lên ngực hoặc đưa bàn tay bé chạm nhẹ vào mặt, cánh tay của mình.
Bài tập nằm sấp
Cho bé tập nằm sấp sớm sẽ giúp phát triển các cơ và kỹ năng vận động. Bé sẽ nhấc đầu, nâng cánh tay và trườn chân theo bản năng khi nằm sấp. Bài tập này dành cho bé 1 tháng tuổi trở nên vì khi đó cổ bé đã cứng hơn.
Giữa 2 bú, mẹ có thể cho bé nằm sấp hoặc cho bé nằm ngửa và dùng đồ chơi để trước mặt nhằm thu hút sự chú ý để bé quay phải, ngẩng đầu, quay trái.
Cho bé nằm sấp
Cách khác là mẹ có thể cho bé nằm ngửa, nắm tay bé và nhẹ nhàng di chuyển chéo tay bé, khuyến khích để bé tự di chuyển người theo hướng tay.
Động tác này giúp cổ hoạt động và phát triển phần lưng của bé nếu tập hàng ngày. Lưu ý, với bé càng nhỏ thì lúc lật sẽ có 1 cánh tay bị kẹt dưới bụng, hãy để bé tự gỡ ra, từ đó phát triển tính độc lập cho bé.
Mở rộng tầm nhìn- Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh
Sau khi cho bé bú, mẹ hãy ôm bé vào lòng sao cho phần đầu bé tựa vào vai mẹ. Đỡ đầu của bé thẳng đứng tự nhiên. Tư thế này sẽ giúp phát triển phần cơ và nhanh cứng cổ. Nếu bé bị sựa thì mẹ hãy vỗ nhẹ lưng bé.
Khi bé được 1 tháng tuổi, mẹ có thể bế bé ngồi trên cánh tay sao cho đầu và lưng bé tựa vào phần ngực của mình. Mẹ dùng tay đỡ phần ngực bé. Tư thế này giúp bé tăng khả năng kiểm soát cổ, đầu và giúp bé có hứng thú khám phá thế giới xung quanh.
Bài tập mở rộng tầm nhìn
Bài tập thăng bằng với bóng
Đặt bé nằm sấp trên quả bóng yoga, giữ bé và bóng sao cho vừa di chuyển bóng vừa bảo đảm an toàn cho bé. Không nên giữ bóng quá bặt vì bé sẽ gặp khó khăn khi tự bé di chuyển bóng.
Lúc mẹ lăn bóng thì bé sẽ tự cố gắng điều chỉnh cơ thể và bám chắc vào bóng. Tư thế này sẽ làm cho thần kinh, cơ bắp kết nối với nhau và phát triển kỹ năng phản xạ
Mỗi trẻ sẽ có những khả năng khác nhau, các mẹ cần dựa vào sự phát triển của bé mà lựa chọn bài tập phù hợp.
Bài tập thăng bằng với bóng
Tư thế máy bay
Mẹ ôm lấy người bé bằng 2 tay dưới phần nách của bé, giữ chặt thân bé và không nên nắm 2 cánh tay bé để tránh gây tổn thương khớp vai. Hãy nâng bé lên trên và giữ bé trong tư thế nằm ngang, bé sẽ tự nhấc đầu và co chân thẳng lên.
Tư thế máy bay
Tư thế này sẽ giúp phát triển toàn bộ cơ lưng khỏe và dẻo dai, mẹ có thể xoay nhẹ nhàng bé theo nhiều hướng để rèn luyện nhiều nhóm cơ và tăng khả năng định hướng không gian.
Một số động tác khác
– Bài tập nâng đầu trẻ
– Bài tập bụng
– Bài tập nhảy theo nhạc
– Bài tập nâng tròn
– Bài tập mở rộng hông
– Bài tập chân chạm tai
Bài tập chân chạm tai cho bé
– Bài tập đẩy ngực
– Bài tập ngồi
– Bài tập nhấn bóng
– ….
Xem thêm:
Tổng hợp những bài tập thể dục tốt cho xương khớp nhất hiện nay
Những bài tập thể dục tốt cho thận nhất mà bạn không thể bỏ qua
3. Những lưu ý khi tập thể dục cho trẻ sơ sinh
– Không nên ép bé tập khi bé có thái độ phản kháng
– Thời gian tập chỉ nên trong khoảng 15- 20 phút, nếu bé thấy thích thì có thể tập thêm
– Tạo không gian thoải mái cho bé bằng cách tránh bật tivi và các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho bé. Nên bật những bản nhạc nhẹ nhàng tạo sự hứng thú cho bé khi tập
Không gian thoải mái cho bé khi tập thể dục
– Chuẩn bị sẵn sàng để tập. Hãy cho bé ăn trước 1h khi tập để bé không bị nôn. Cần tạo tâm trạng vui vẻ cho bé trước khi bước vào buổi tập.
Tập thể dục cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả cực tốt mà không phải mẹ nào cũng biết. Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp các mẹ hiểu hơn về việc tập thể dục cho trẻ sơ sinh. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các thông tin bổ ích khác.